Thế kỷ 21 đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với sự phát triển vượt bật của các tập đoàn tư nhân Việt Nam. Vậy đâu là cái tên trong 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, hãy đón xem cùng TOP!
1. Tập đoàn Vingroup
Có lẽ Vingroup là cái tên đáng chú ý nhất trên truyền thông năm 2018 với hàng loạt những bước chuyển mình mạnh mẽ theo định hướng một tập đoàn về khoa học công nghệ và trí tuệ thông minh với các thương hiệu mới như VinFast, VinSmart,….
Công ty CP Vincom đươc chính thức thành lập vào ngày 3/5/2002. Tập đoàn Vingroup – CTCP, tên mới của Công ty CP Vincom – được chính thức hình thành từ việc sáp nhập Công ty CP Vinpearl vào Công ty CP Vincom vào tháng 4/2012.
Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển trên nhiều lĩnh vực như Bất động sản với các thương hiệu Vinhomes, Vincom và Vincom Mega Mall, Vincom Office; Du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí với các thương hiệu Vinpearl Resort và Vinpearl Luxury, Vinpearl Land, Vinpearl, Vinpearl Golf Club; Bán lẻ với các thương hiệu VinMart, VinFashion, VinDS, VinPro và A Đây Rồi và đang dần chuyển hướng sang những ngành đòi hỏi công nghệ cao.
Trong mọi lĩnh vực hoạt động, Vingroup đều chứng tỏ được vai trò tiên phong, đón đầu các xu hướng tiêu dùng mới, đem đến cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới mang phong cách sống hiện đại. Chắc chắn trong năm 2019, chúng ta sẽ có thể tiếp tục thấy những bước tiến khác của Vingroup – Mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn trên con đường trở thành doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Với những nỗ lực và sự sáng tạo không ngừng nghỉ, chỉ trong một thập nhiên, Vingroup tự hào đã vươn lên vị trí của một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
2. Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 2200 cửa hàng trên toàn quốc. MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh. Ngoài ra, MWG đã mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ Bigphone tại Campuchia.
Công ty đã xây dựng được một dịch vụ khách hàng khác biệt vượt trội với văn hoá “Đặt khách hàng làm trung tâm” trong mọi suy nghĩ và hành động của mình. Công ty đã nỗ lực xây dựng được một đội ngũ nhân viên tận tâm với khách hàng
3. Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk)
Một trong những công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam trong suốt những thập kỉ qua. Vinamilk luôn giữ vững phong độ và thị phần của mình trong suốt những năm vừa qua. Không những thế, việc tập trung nhiều hơn vào việc phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng của Vinamilk cũng giúp cho khách hàng càng ngày càng tin tưởng vào các sản phẩm sữa trong nước.
Bà Bùi Thị Hương – Giám đốc điều hành Vinamilk phát biểu: “Niềm tin của khách hàng chính là động lực lớn nhất để thúc đẩy sự phát triển của Vinamilk. Vinamilk luôn tâm niệm nếu xây dựng niềm tin đã khó, giữ vững niềm tin còn là một hành trình khó khăn hơn. Vì vậy, công ty luôn đặt đạo đức kinh doanh, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.
Song song đó, Vinamilk áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới để vận hành công ty phát triển một cách bền vững, khẳng định vị thế là thương hiệu quốc gia để xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng”.
4. Tập Đoàn Vàng Bạc Đá Quý DOJI
Trong những năm gần đây, Tập đoàn DOJI không ngừng phát triển vượt trội trong những lĩnh vực bản lề về Vàng bạc đá quý và đầu tư Bất động sản. Tập đoàn chú ý đến các khu dự án tiềm năng, đầu tư trong lĩnh vực du lịch, trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Artex Sài Gòn, lấn sân sang lĩnh vực tài chính-ngân hàng và tái cơ cấu thành công Ngân hàng TMCP TPBank. Tính đến nay, DOJI gồm 14 Công ty thành viên hoạt động theo mô hình công ty Mẹ-Con, 6 Công ty liên kết góp vốn và 15 Chi nhánh.
Tập đoàn DOJI đã tạo một dấu ấn mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực vàng bạc đá quý nói riêng với tốc độ tăng trưởng doanh thu ấn tượng và giá trị thương hiệu ngày càng lớn mạnh. Chiếm lĩnh thị trường nội địa với hệ thống kinh doanh Vàng miếng, phân phối Kim cương và trang sức cao cấp khắp ba miền Bắc-Trung-Nam, thương hiệu DOJI đang bước đi vững chãi trong lộ trình chinh phục khách hàng bằng uy tín và chất lượng sản phẩm.
Với tầm nhìn chiến lược, quan điểm phát triển bền vững, tiềm lực hùng mạnh, Tập đoàn DOJI khẳng định đẳng cấp thương hiệu quốc gia Việt Nam, sẵn sàng tâm thế hội nhập và vươn xa trong khu vực cũng như quốc tế trong tương lai.
5. Công ty CP ô tô Trường Hải
Hiện nay, Thaco đã trở thành một trong những công ty phát triển hàng đầu tại Việt Nam, là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất và lắp ráp đầy đủ 3 dòng xe: du lịch, xe tải và xe bus với tỉ lệ nội địa hóa từ 16% – 46%, đem lại cho người dân Việt Nam những sản phẩm ôtô đa dạng, chất lượng giá cả hợp lý. Đặc biệt, sản phẩm Thaco Mobihome được xem là sản phẩm ôtô thương hiệu Việt có chất lượng cao, đã được khách hàng tin dùng và chiếm 90% thị phần. Sự tin tưởng của khách hàng đã giúp Trường Hải vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Sự phát triển bền vững của Thaco tại Việt Nam chính là nhờ vào nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, các showroom trưng bày đi kèm với các xưởng dịch vụ phụ tùng tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong việc bảo dưỡng xe định kỳ và nhất là nhờ vào chiến lược kinh doanh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn.
6. Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam. Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt chiếm tỷ trọng khoảng 75% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn. HPG hiện đứng ở vị trí thứ 2 cả nước với 15,2% thị phần thép xây dựng (chỉ sau Pomina). HPG hiện là nhà sản xuất và phân phối hàng đầu về các mặt hàng nội thất văn phòng với khoảng 40% thị phần cả nước. Nội thất Hòa Phát là một thương hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt Nam về hàng nội thất văn phòng.
Ngoài ra kinh doanh BĐS, KCN, KĐT cũng là một lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn.
7. Hãng Hàng Không Vietjet
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí tiết kiệm & linh hoạt và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên tiến.
Năm 2013, Vietjet thành lập hãng bay liên kết tại Thái Lan mang tên Thai Vietjet Air với 9% cổ phần sở hữu. Sự kiện này được coi như bước đầu của Vietjet trong việc tấn công sang các thị trường quốc tế khác trong khu vực và trên thế giới. Mới đây, Vietjet đã kí đặt khoảng 100 chiếc máy bay Boeing của Mỹ, cho thấy tiềm năng phát triển của hãng rất mạnh.
8. Hãng Hàng không Vietjet Air
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí tiết kiệm & linh hoạt và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên tiến.
Năm 2013, Vietjet thành lập hãng bay liên kết tại Thái Lan mang tên Thai Vietjet Air với 9% cổ phần sở hữu. Sự kiện này được coi như bước đầu của Vietjet trong việc tấn công sang các thị trường quốc tế khác trong khu vực và trên thế giới. Mới đây, Vietjet đã kí đặt khoảng 100 chiếc máy bay Boeing của Mỹ, cho thấy tiềm năng phát triển của hãng rất mạnh.
9. Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng để trở thành những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên.
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 – 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.
Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.
Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng… Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.
10. Tập đoàn Masan
Tập đoàn Masan đặt mục tiêu đạt giá trị vốn hóa thị trường bằng 10% tổng giá trị quốc nội của Việt Nam, hơn 20 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020.
Trong vòng vài năm qua, Masan tỏ rõ quyết tâm hành động trong việc thực thi mục tiêu đặt ra và trở thành 1 trong những doanh nghiệp lớn Việt Nam. Bên cạnh các thương hiệu riêng tự xây dựng Chin-su, Nam Ngư, Omachi… phương tiện mà họ đã và đang thực hiện có hiệu quả nhất để đi tới mục tiêu xây dựng một tập đoàn lớn hàng đầu là thông qua con đường mua bán, sáp nhập (M&A).

Bắt đầu từ thương vụ đầu tiên với dự án Núi Pháo năm 2010, đến nay tập đoàn Masan đã bổ sung bộ sưu tầm thương hiệu thêm nhiều thương hiệu F&B thông qua mua bán, sáp nhập: Vinacafé Biên Hòa (2011), Vĩnh Hảo (2013), Cholimex (2014)… chưa kể đến việc mua lại Bia Phú Yên (nay là Sư Tử Trắng), nước khoáng Quảng Ninh, Proconco, Anco, Vissan…