Cao huyết áp (Tăng huyết áp) được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mức huyết áp tâm thu từ 115mg Hg trở lên được ước tính là góp phần vào 49% của tổng số trường hợp bệnh mạch vành tim và 62% tổng số đột quỵ. Do vậy, gánh nặng bệnh tật và tử vong do tăng huyết áp và các bệnh mạnh tính không lây liên quan là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách nhất hiện nay. Cùng NhuNao tìm hiểu về căn bệnh “lặng thầm” mà đáng sợ vô cùng này nhé!
1. Như thế nào là cao huyết áp?
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim…
- Huyết áp được biểu hiện bằng 2 số : Huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương. Ngưỡng huyết áp thay đổi tùy độ tuổi nhưng giới hạn tối đa là Huyết áp tâm thu dưới 140mmHg và Huyết áp tâm trương dưới 90mmHg.
- Tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp của một người ở mức cao hơn bình thường.
- Tăng huyết áp thường không có bất kỳ triệu chứng nào và người bệnh đôi khi không biết họ bị cao huyết áp. Chính vì vậy, nhiều người vẫn gọi Tăng huyết áp là “căn bệnh giết người thầm lặng”.
2. Triệu chứng cao huyết áp
Thông thường các triệu chứng chỉ xuất hiện khi huyết áp của bạn đột ngột tăng cao một cách nguy hiểm (huyết áp tâm thu ở mức 180mmHg hoặc cao hơn hay huyết áp tâm trương ở mức 110mmHg hoặc cao hơn). Tình trạng này được gọi là cơn tăng huyết áp và người bệnh cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Ngoài mức huyết áp tăng cao đột ngột, người bệnh thường có những triệu chứng như:
– Đau đầu dữ dội.
– Khó thở.
– Liên tục bồn chồn lo lắng.
– Chảy máu mũi.
3. Các phương pháp chữa trị
- Thay đổi lối sống, sống một cuốc sống lành mạnh như duy trì việc tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá…
- Hiện nay có rất nhiều loại thuốc khác nhau điều trị tăng huyết áp (còn gọi là thuốc hạ áp). Đôi khi bạn sẽ phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc nhưng luôn làm theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên ngành.
- Tăng huyết áp là một căn bệnh mạn tính, người bệnh cần phải hợp tác với bác sĩ chuyên ngành để có thể điều trị hiệu quả và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.
4. Làm sao để phòng tránh
Bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo nhiều thói quen tốt nhằm kiểm soát và điều trị tăng huyết áp.
5 thói quen dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt:

1. Giữ mức thể trọng phù hợp: Thừa cân, béo phì là một trong những nhân tố hàng đầu dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
2. Ăn uống lành mạnh: Nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hạn chế chất béo và muối, đồng thời gia tăng chất xơ. Rau củ và trái cây chứa rất nhiều vitamin và chất chống ôxy hóa, không chỉ giúp bạn kiểm soát huyết áp mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh khác.
3. Tăng cường tập thể dục: Mỗi tuần nên dành ra 3- 4 ngày, 50-60 phút/ngày để rèn luyện thân thể. Tuy nhiên nên tránh tham gia các môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh như bóng đá vì có thể làm tổn thương động mạch.
4. Hạn chế sử dụng chất kích thích: Lạm dụng rượu bia hay cà phê đều khiến tăng huyết áp. Chỉ nên tiêu thụ 200 mg cà phê và 20-30g chất cồn mỗi ngày. Người bệnh cần bỏ hút thuốc hoàn toàn vì đây là nguyên nhân làm gia tăng các biến chứng từ tăng huyết áp như đột quỵ và đau tim.
5. Nghỉ ngơi thư giãn: Cần phải nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ. Nếu gặp căng thẳng về tinh thần hay phải làm việc trong môi trường nhiều áp lực, bạn nên đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn.